Kinh doanh cafe đã dần trở thành xu hướng, vậy mở quán cafe cần chuẩn bị những gì? Đây là vấn đề mà ai sắp mở quán cũng quan tâm để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào việc kinh doanh sẽ giúp thu được kết quả tốt nhất.
Lựa chọn mô hình quán cà phê phù hợp.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mô hình quán cà phê khác nhau, với mục tiêu kinh doanh và rủi ro khác nhau. Nên trước khi bắt tay vào việc kinh doanh, anh chị hãy xác định rõ được mô hình mà mình hướng đến là gì? Khi xác định được thì mới dễ xác lên kế hoạch để xây dựng và lập kế hoạch kinh doanh cho quán cafe của mình. Và đây là một số mô hình kinh doanh phổ biến bạn có tham khảo.
1.1. Quán cà phê vỉa hè.
Mô hình cà phê vỉa hè chắc hẳn không còn quá xa lạ với những người Sài Gòn, nó rất phổ biến và xuất hiện mọi ngóc ngách khắp thành phố. Đây được xem là mô hình đơn giản nhất vì nó không tốn quá nhiều chi phí, phù hợp với những bạn muốn kinh doanh nhưng lại không có nguồn vốn lớn thì có thể tham khảo qua mô hình này. Vì là mô hình nhỏ, nên rủi ro trong kinh doanh cũng nhỏ, nếu mới bắt đầu kinh doanh hoặc sợ thua lỗ thì bạn có thể áp dụng mô hình này, khi đã có lượng khách ổn định và có đủ vốn thì bạn có thể phát triển nó lên dần là một điều có thể.

1.2. Quán cà phê take away.
Mô hình bình dân thứ hai được nhắc đến chính là cà phê take away, phổ biến ở các mặt đường lớn vào mỗi buổi sáng, những xe cà phê được bày bán mang đi rất nhiều. Ưu điểm của mô hình này đó chính là chi phí thấp, không cần mặt bằng rộng, không cần đầu tư quá nhiều vào việc trang trí,…Nhưng ngược lại đây cũng là mô hình có tính cạnh tranh khá cao vì có rất nhiều người bán, nên có thể thấy rất nhiều xe đẩy bán cà phê. Điểm chung của mô hình này với cà phê vỉa hè đó chính là bình dân, giá cả phải phải chăng nhưng chất lượng thì phải ngon, nên thời gian đầu không có lợi nhuận cao.

1.3. Quán cà phê sân vườn.
Quán cà phê sân vườn là mô hình rất ít người khi mới bắt đầu kinh doanh lựa chọn. Bởi khi nghe đến sân vườn thì chúng ta phải hiểu là nó cần một không gian rất lớn, vì thế nên chi phí thuê mặt bằng rất cao. Không những thế, cà phê sân vườn thường được trang trí rất chi tiết và tỉ mỉ nên việc phải bỏ ra một chi phí rất lớn để đầu tư cho thiết kế của quán là một điều rất cần thiết.
Mô hình cà phê sân vườn thường thu hút giới thượng lưu nên giá thành của thức uống không hề rẻ, cùng với đó khi chất lượng của quán tốt thì thu hút được càng nhiều lượng khách hơn, có thể nhanh chóng lấy lại vốn và có lợi nhuận cao nếu biết điều hành việc kinh doanh quán. Trong mô hình cà phê sân vườn có thể kết hợp bán thêm một số đồ vật handmade, hay bánh ngọt để thưởng thức cùng cà phê. Việc này cũng một phần giúp cho quán tăng doanh thu.

1.4. Quán cà phê nhượng quyền.
Cà phê nhượng quyền được hiểu là mô hình cà hình cà phê mua lại toàn bộ, từ thương hiệu đến công thức pha cà phê, phong cách trang trí,…từ. Đi khắp thành phố có thể thấy mô hình này đang phát triển khá mạnh. Vì nó có những ưu điểm nổi bật sau: đó là thương hiệu đã có sẵn cùng với đó là số lượng khách hàng của thương hiệu nên không cần tốn quá nhiều thời gian để xây dựng thương hiệu từ ban đầu. Tuy nhiên nếu một quán bất kỳ làm anh không tốt hoặc gây ấn tượng xấu với khách hàng, thì cửa hàng của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế nếu có ý định kinh doanh cà phê nhượng quyền, thì bạn nên chọn một hãng có uy tín và chất lượng lâu năm.

Đăng ký giấy phép kinh doanh.
Mở quán cafe cần chuẩn bị những giấy phép gì? Pháp luật Việt Nam quy định bất kỳ cá nhân, tổ chức nào tổ chức kinh doanh thì cũng phải đăng ký giấy phép kinh doanh, nên khi có ý định kinh doanh cà phê thì bạn hãy nên chuẩn bị những giấy tờ cần thiết sau để đăng ký giấy phép trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh:
- Giấy đề nghị đăng ký.
- Bản sao CCCD/CMND nhân dân của cá nhân, người đại diện hợp pháp của Hộ gia đình kinh doanh.
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thủ tục để đăng ký giấy phép kinh doanh được tiến hành như sau:
- Gửi Giấy đề nghị đăng ký đến cơ quan đăng ký nơi mở quán.
- Đợi được xét duyệt giấy tờ.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có thể sửa đổi, bổ sung thông tin trong vòng 3 ngày).
Chọn địa điểm mở quán, thiết kế không gian quán.
3.1. Chọn địa điểm.
Khi kinh doanh việc lựa chọn địa điểm kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của quán. Ưu tiên chọn những nơi có đông dân cư và nhiều người qua lại, việc này sẽ bớt đi một phần chi phí quảng cáo và sẽ dễ thu hút khách hơn.
Với những quán cà phê sân vườn thì nên chọn những nơi có không gian đủ rộng, yên tĩnh và không quá nhiều khói bụi, vì những vị khách đến quán cần một không quan thoải mái để thư giãn vì thế nên chú trọng không việc xây dựng quán.
Những quán cà phê nhượng quyền thì nên chọn những khu vực có nhiều bạn trẻ qua lại hay những khu ăn uống vui chơi đông đúc, để việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Những quán cà phê take away hay xe cà phê thì chỉ cần chọn một nên thoáng, và không chọn những nơi quá kẹt xe hay đông xe, không lấn chiếm vỉa hè hay lề đường ảnh hưởng đến xe cộ qua lại là được.
3.2. Thiết kế không gian quán.
Với mỗi mô hình quán sẽ có những concept trang trí khác nhau, việc thiết kế đẹp cũng là tiêu chí để khách hàng quay lại quán hay không. Hiện nay có nhiều concept quán cà phê đa dạng như: phong cách cổ điện, phong cách Địa Trung Hải, phong cách tối giản,…bạn có thể tham khảo một số mẫu thiết kế để chọn ra được một phong cách phù hợp với mình. Đối với quán cà phê sân vườn cần phải thoáng mát và có nhiều cây xanh. Nhưng việc trang trí quán thì nào cũng phải dựa vào chi phí mà bạn đang có để cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu pha chế.
Mở quán cafe cần chuẩn bị những dụng cụ và nguyên liệu gì? Để làm ra được những ly cà phê thơm ngon thì nguồn nguyên vật liệu chất lượng là điều quan trọng nhất, vì thế trước khi kinh doanh hãy khảo sát thị trường tìm một số đại lý, nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín trước khi kinh doanh, việc đó ra tạo ra được niềm tin và chất lượng của quán đối với khách hàng khi thức uống ngon thì chắc hẳn sẽ quay lại.
Và tuỳ vào mô hình của quán mà chọn những thiết bị cần thiết cho quán chẳng hạn: máy rang cà phê, máy pha, máy xay,….Những thứ này là những điều cơ bản phải chuẩn bị trước.

Thuê nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế.
Nhân viên là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nên khi tuyển chọn nhân viên cần kỹ lương và nên có một quy trình đào tạo nhân viên bàn bản để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Nếu được có thể chọn những người có kinh nghiệm, thì việc đó sẽ dễ dàng hơn trong việc đào tạo và phục vụ những khách hàng khó tính. Tuỳ vào quy mô của quán mà cần thuê số lượng nhân viên phù hợp. Mỗi quán nên tuyển thêm nhân viên pha chế giàu kinh nghiệm hoặc bạn có thể học pha chế để tự đứng ra làm cho quán mình vậy chất lượng cũng sẽ được đảm bảo.

Xem Thêm: 8 Nguyên Nhân Khiến Quán Cà Phê Vắng Khách Nhiều Chủ Quán Không Ngờ
Tại Sao Kinh Doanh Cà Phê Được Nhiều Người Lựa Chọn Để Khởi Nghiệp?
Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả.
Khi mở một quán cà phê thì việc quản lý là điều khó nhất từ việc quản lý chi tiêu quán, nguyên vật liệu, lượng khách hàng, nhân viên,…Điều này rất khó khăn cần một quy trình chuẩn và phải được xây dựng rõ ràng và công bố cho tất cả nhân viên trong quán. Khi mướn nhân viên cũng phải có nội quy, có thưởng có phạt rõ ràng để nhân viên làm việc tốt hơn. Doanh thu của quán phải được cập nhật mỗi ngày, và những nguyên vật liệu cũng thế để tránh sai sót và thiếu hụt nguyên vật liệu. Bạn có thể thuê một nhân viên quản lý của hàng và bạn có thể theo dõi quán qua phần mềm quản lý của quán, việc này sẽ giúp giảm một phần gánh nặng cho bạn.
Thông qua bài viết trên chắc hẳn mọi người đã trả lời được câu hỏi: “mở quán cafe cần những gì?”. Nếu đang có ý định kinh doanh quán cà phê, hãy chuẩn bị thật kỹ càng và chu đáo những yếu tố trên để có thể thu được kết quả tốt.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành FnB, tôi sẽ chia sẻ những trải nghiệm của mình về vận hành các mô hình quán, giải pháp kinh doanh, nghiệp vụ FnB,… đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê rang xay.