Bài Học Kinh Nghiệm Đắt Giá Khi Kinh Doanh Quán Cà Phê Nhỏ

Kinh doanh quán cà phê nhỏ – bước đầu của câu chuyện khởi nghiệp luôn là chủ đề được rất nhiều người quan tâm đến, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Những quán cà phê mọc lên ngày càng một nhiều, nhưng trong số đó rất ít người đạt được thành công như mong muốn. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là? Liệu rằng đã biết những bài học này trước khi kinh doanh quán cà phê nhỏ hay chưa. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhiều hơn nhé.

Kinh doanh quán cà phê nhỏ 
Kinh doanh quán cà phê nhỏ

Mở quán cà phê nhỏ cần bao nhiêu vốn.

Trước khi bắt đầu kinh doanh có lẽ ai cũng cần xem xét kỹ lưỡng về vấn đề vốn kinh doanh, bởi nó là nền tảng tạo nên tất cả, và bạn phải xác định được mình có bao nhiêu vốn?, số tiền mình có thể bảo ra kinh doanh là bao nhiêu? Hãy liệt kê những chi phí phải bỏ ra thật cụ thể để tránh mất tiền oan. Và sau đây là một số chi phí cơ bản cần chi:

1.1. Chi phí mặt bằng.

Tuỳ vào khả năng kinh tế của mỗi người mà có thể chọn một mặt bằng kinh doanh khác nhau. Nhưng nếu bạn có một số vốn đủ lớn thì vẫn có thể kinh doanh được, chú ý khi chọn mặt bằng như sau:

Hãy chọn một vị trí đông người qua lại, đặc biệt tránh việc chọn mặt bằng ở khu quá hẻo lánh hay những vị trí thường xuyên kẹt xe

Diện tích, không gian quán phải thoáng mát, vì là quán bé nên cần chú ý việc trang trí quá ngột ngạt, làm cho khách hàng cảm thấy không thoải mái

Thông thường chi phí mướn mặt bằng có giá giao động từ 7 – 15 triệu đồng/tháng, lưu ý nên chuẩn bị số tiền dư ra vì thường chủ mặt bằng sẽ bắt phải cọc từ 3 – 6 tháng.

1.2. Chi phí dụng cụ nguyên vật liệu.

Chi phí dụng cụ nguyên vật liệu để kinh doanh quán cà phê nhỏ bao gồm có, máy móc để pha cà phê, nước, các loại ly, muỗng, dụng cụ pha, và các nguyên liệu để chế biến,…phần này tùy thuộc vào menu của quán cũng như cách định hình phong cách của quán. Mà mỗi quán có một mức chi phí khác nhau. Thông thường mức chi phí ấy dao động từ 30 – 40 triệu đồng, đây chỉ là mức chi phí tối giản nhất đôi khi chúng có thể dao động cao hơn hoặc thấp hơn.

1.3. Chi phí duy trì.

Nhưng để có thể duy trì và hoạt động quán trong khoảng thời gian đầu khi chưa có nhiều khách khoảng từ (3 – 6 tháng), thì quán còn phải chịu nhiều chi phí khác như tiền điện, tiền nước, lương cho nhân viên,…chi phí này rơi khoảng vào tầm 30 – 50 triệu đồng/tháng. Một thời gian khi đã đi vào hoạt động ổn định thì phần chi phí này sẽ giảm xuống theo thời gian.

1.4. Chi phí phát sinh.

Ngoài ra còn có những chi phí khác như, thi công sửa chữa quán, thiết kế quán. Những chi phí này có thể phát sinh ngay từ lúc đầu cho tới khi quán định hình được phong cách riêng của mình. Và còn có các như đăng ký giấy phép kinh doanh, chi phí bù lỗ trong những ngày vắng khách,…Thế nên những ai có ý định kinh doanh quán cà phê nhỏ cần chú ý đến vấn đề này để dư khoảng từ 50 triệu, phòng ngừa các trường hợp bất trách.

Các mô hình quán cà phê nhỏ .

Mô hình cần doanh vấn đề cần được xác định rõ ràng, định hướng ngay từ ban đầu trước khi bắt tay vào việc. Một số mô hình kinh doanh quán cà phê nhỏ mà bạn có thể tham khảo sau:

2.1. Cà phê cóc.

Nếu như bạn không có đủ một số vốn lớn, nhưng vẫn đam mê kinh doanh và muốn thử sức trong lĩnh vực này, thì chắc có lẽ mô hình cà phê cóc rất thích hợp với bạn, bởi nó mang tính bình dân, giản dị, chủ yếu phục vụ những người người lao động, bạn bè thân thiết đến trò chuyện cùng nhau. Và có thể thấy mô hình này được rất nhiều bạn trẻ tại TP.Hồ Chí Minh ưa chuộng bởi tính giản dị và thoải mái.

Mô hình kinh doanh quán cà phê cóc
Mô hình kinh doanh quán cà phê cóc

2.2. Cà phê take away.

Với nhịp sống nhanh và bận rộn thì chắc hẳn mô hình cà phê take away rất thích hợp cho những người làm công việc văn phòng, cần một chút caffeine vào buổi sáng để tỉnh táo. Mô hình cà phê take away đem lại sự nhanh chóng. Và việc kinh doanh mô hình này cũng không cần quá nhiều vốn. Bạn chỉ cần xây dựng một mô hình thật chặt chẽ để có thể quản lý thật tối ưu là được.

Mô hình kinh doanh quán cà phê take away
Mô hình kinh doanh quán cà phê take away

2.3. Cà phê bình dân.

Mô hình này gần giống như mô hình cà phê cóc, nhưng mô hình cà phê bình dân có không gian quán và phong cách nhất định, tuy không gian nhỏ nhưng vẫn tạo ra được sự thoải mái cho khách hàng của mình. Những quán cà phê bình dân thường mang phong cách tối giản, bình dị và thân thuộc với mọi người.

Mô hình kinh doanh quán cà phê bình dân
Mô hình kinh doanh quán cà phê bình dân

2.4. Cà phê văn phòng (chung cư).

Những quán cà phê nằm tại các khu chung cư, chủ yếu để phục vụ những người dân xung quanh đó cũng như những người làm văn phòng xung quanh đó. Bởi tính chất của những công việc văn phòng là họ cần sự nhanh, và tiện lợi. Khi xác định mục tiêu khách hàng là những người làm văn phòng cần chú ý đến sự tiện ích tránh làm mất thời gian và cần xây dựng được quy trình phục vụ nhanh gọn. Và những quán cà phê đấy cũng là nơi nghỉ chân của họ vì thế hãy xây dựng không gian quán thật hiện đại và rộng rãi.

Mô hình kinh doanh cà phê văn phòng
Mô hình kinh doanh cà phê văn phòng

Marketing cho quán cà phê nhỏ.

Có thể thấy hiện nay, việc marketing bằng các phương tiện truyền thông hay những trang mạng xã hội đang trở nên phổ biến, bởi độ rộng rãi và có thể tiếp cận được nhiều khách hàng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên chi phí cho marketing quán cũng không hề rẻ nên bạn có thể cân nhắc về nó, một số phương thức phổ biến hiện nay đó chính là mời KOL hay KOC đến review quán hay các sản phẩm của quán, những KOL hay KOC có độ phủ sóng cao vì thế việc này cũng giúp nhiều người biết đến quán.

Nhưng nhiều người quên rằng việc marketing tốt nhất đó chính là trải nghiệm thực của những người khách hàng đã ghé đến quán của bạn, việc mọi người tự truyền tay nhau những quán ngon hay đẹp sẽ giúp thu hút được nhiều khách hay việc đó cũng tạo nên được một lượng lớn khách hàng trung thành của quán.

Xem Thêm: Những Ý Tưởng Decor Quầy Pha Chế Cà Phê Dành Cho Bạn

Máy Pha Cà Phê Ý Thương Hiệu Nào Tốt Nhất?

Những điều cần lưu ý khi mở quán cà phê nhỏ.

4.1. Kinh nghiệm lên menu và đánh giá thức uống.

Những quán cà phê dần trở nên đại trà bởi không có sự độc đáo và mới lạ trong việc lên menu cho quán, chính vì thế nhiều quán mới mở không thu hút khách hàng. Nên hãy lên một menu thật độc đáo và mới lạ, theo một số bước sau để thu hút khách hàng nào.

Có lẽ, đồ uống ngon là thứ giữ chân khách hàng ở lại với quán, thế nên hãy thử pha chế theo nhiều công thức và cho nhiều người thử cùng chọn ra một công thức và phát triển đó để hoàn hảo hơn. Và đặc biệt những thức uống có hương vị đặc biệt có một không hai thì sẽ trở thành signature của quán.

Ngoài thức uống ngon thì việc trang trí thức uống sao cho bắt mắt cũng rất quan trọng làm cho người dùng ấn tượng ngay từ ban đầu với sản phẩm của mình,.

Và cần phải bắt kịp xu hướng với những thức uống mới lạ và độc đáo, chủ yếu sẽ thu hút được lượng khách trẻ.

Và người pha chế cần chú ý đến chi phí tiết kiệm nhất khi sản xuất ra một sản phẩm, và rút ngắn thời gian pha chế để khách hàng không phải chờ đợi lâu.

Cuối cùng đồ uống ngon cần chú ý tồn kho tối thiểu để đảm bảo được chất lượng cho đồ uống.

Kinh nghiệm lên menu cho quán cà phê nhỏ
Kinh nghiệm lên menu cho quán cà phê nhỏ

4.2. Chi phí khai trương quán.

Ngày đầu khai chương quán chắc hẳn cũng tốn kha khá chi phí, nên khi kinh doanh quán cà phê nhỏ cũng cần lưu ý điểm này. Vào ngày đầu khai trương cần chuẩn bị như backdrop, hoa, múa lân khai trương, cắt băng khánh thành,…ngoài những chi phí đó cũng cần lưu ý đến việc chi phí khuyến mãi cho khách hàng trong ngày đầu tiên đến cửa hàng để có trải nghiệm tốt nhất. Và chi phí dự tầm cho việc này khoảng 3 – 5 triệu đồng.

4.3. Học pha chế để tiết kiệm chi phí thuê nhân viên.

Việc tự bản thân mình học pha chế để tự tay tạo ra những sản phẩm cho quán cà phê nhỏ của mình là một điều rất ý nghĩa, bởi chính tay mình tạo ra những sản phẩm thơm ngon đến tay khách hàng, cũng như có thể tiết kiệm được một phần chi phí thuê nhân viên pha chế.

Hy vọng qua những chia sẻ nho nhỏ trên, sẽ tạo cho những người mới kinh doanh một động lực cũng như kinh nghiệm để có thể tự tay chăm chút cho quán cà phê nhỏ, cũng như thuận lợi khi kinh doanh quán cà phê nhỏ.

Trả lời