Khi có ý định kinh doanh cà phê, các chủ kinh doanh sẽ phải làm rất nhiều thứ để chuẩn bị cho kế hoạch này. Một trong những khâu rất quan trọng trước khi kinh doanh đó là khâu chuẩn bị. Việc kinh doanh có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào bước này. Chuẩn bị càng kỹ càng, chi tiết thì khả năng thành công càng cao. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách kinh doanh cà phê hiệu quả.
Cách kinh doanh cà phê hiệu quả – 8 kinh nghiệm cho bạn.
Lựa chọn mô hình quán bạn muốn kinh doanh.
Điều đầu tiên bạn cần phải nghĩ đến nếu có ý định mở một quán cà phê là lựa chọn mô hình quán cà phê mà bạn muốn hướng đến. Vì đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến phân khúc khách hàng và những chiến lược kinh doanh lâu dài của quán. Mô hình kinh doanh thường được quyết định dựa trên 3 yếu tố là nguồn tài chính, sở thích và định hướng của người chủ kinh doanh. Hiện nay, có một số mô hình quán cà phê phổ biến như quán cà phê truyền thống, quán cà phê sách, quán cà phê thú cưng, quán cà phê mang đi…

Trước khi lựa chọn mô hình quán cà phê nào, bạn cần cân nhắc kỹ về tình hình tài chính hiện có của mình. Vì mỗi mô hình cần một khoản đầu tư khác nhau. Ví dụ như mô hình cà phê sách cần ít vốn đầu tư hơn so với mô hình cà phê thú cưng. Đối với mô hình cà phê sách, bạn chỉ cần đầu tư vào các kệ sách với nhiều thể loại là xong. Nhưng đối với mô hình cà phê thú cưng cần khoản đầu tư lớn vào thức ăn, tiêm phòng, vệ sinh, khám sức khỏe cho thú cưng định kỳ. Dĩ nhiên, điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả đồ uống. Nếu cùng một ly nước đó thì chắc chắn ly ở quán cà phê thú cưng sẽ mắc hơn so với quán cà phê sách hay cà phê truyền thống. Đầu tư nhiều nhưng quán không được quan tâm và thu hút nhiều khách hàng thì chắc chắn trong vòng vài tháng sau khi hoạt động quán của bạn sẽ có nguy cơ phải đóng cửa.
Có chỗ để xe an toàn.
Khi mở quán cà phê dù là to hay nhỏ cũng nên bố trí một chỗ để xe an toàn. Khi thuê mặt bằng, bạn nên tìm những quán có chỗ để xe sẵn. Nếu không có chỗ để xe thì bạn có thể bố trí hoặc thuê một khu vực để xe gần đó với an ninh được đảm bảo. Điều này sẽ khiến khách hàng an tâm hơn khi đến mua hoặc ngồi tại quán uống cà phê. Đây cũng là yếu tố góp phần giữ chân khách hàng ở lại với quán.
Đảm bảo chất lượng đồ uống.
Điều quyết định xem quán có đông khách, thu hút được khách hàng hay không là dựa vào chất lượng đồ uống của quán. Trong những năm gần đây, nhu cầu uống cà phê của giới trẻ ngày càng nhiều dẫn đến các quán cà phê mọc lên ồ ạt. Hàng loạt chuỗi cà phê thương hiệu nước ngoài và các quán cà phê nội địa mọc lên tạo ra một thị trường cạnh tranh gay gắt trong cuộc đua định vị thương hiệu. Thị trường dần trở nên bão hòa, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Do đó, chất lượng đồ uống được xem là yếu tố quan trọng được quan tâm hàng đầu. Với 1 ly cà phê ngon, chất lượng, cho dù giá cả có cao hơn quán khác nhưng khách hàng vẫn sẽ sẵn sàng mua.

Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp.
Điều gây ấn tượng đầu tiên với khách hàng khi bước vào quán là thái độ niềm nở, chuyên nghiệp của nhân viên. Khách hàng thường ghi nhớ những cảm nhận mà bạn mang đến cho họ nhưng có thể quên những việc bạn làm. Do đó, nếu quán cà phê của bạn có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hài lòng thì chắc chắn rằng bạn đã chinh phục được trái tim của các vị khách khó tính nhất. Và khách hàng sẽ quay trở lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Để là được điều đó hãy chắc chắn rằng quán của bạn phải sở hữu một đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp.

Đào tạo nhân viên luôn luôn niềm nở, thân thiện với khách hàng thông qua những việc dù là nhỏ nhất như chào hỏi khi khách hàng bước vào quán hay ra về, hướng dẫn khách đến chỗ ngồi, tận tâm gợi ý đồ uống thích hợp với yêu cầu của khách hàng… Ngoài ra, phải đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong khả năng có thể như cung cấp các thông tin cần thiết mà khách yêu cầu như wifi, chương trình khuyến mãi, thẻ thành viên…Cuối cùng, không bao giờ để khách hàng chờ quá lâu mà không có lý do hợp lý.
Luôn đảm bảo vệ sinh.
Hãy luôn đặt tiêu chí SẠCH – ĐẸP làm tiêu chuẩn của quán. Vì bất kỳ ai cũng muốn được ngồi trong một quán cà phê sạch sẽ, sang trọng, thưởng thức một ly nước chất lượng, đảm bảo an toàn. Vệ sinh quán sạch sẽ, trưng bày bắt mắt, gọn gàng, ly cốc, dụng cụ pha chế sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo cho khách hàng một ấn tượng tốt về quán.
Xây dựng kế hoạch quản lý quán cà phê.
Để quán cà phê hoạt động hiệu quả cần có kế hoạch quản lý giỏi và kế hoạch quản lý rõ ràng. Quản lý yếu kém là một trong những lý do khiến nhiều quán cà phê đóng cửa sau một thời gian đi vào hoạt động. Người quản lý phải nắm được mọi vấn đề khi quán hoạt động và xử lý một cách thích hợp nhất, phân công công việc, giám sát quá trình hoạt động, hiệu quả làm việc của nhân viên.

Các kỹ năng một người quản lý cần được trang bị:
Kế toán: quản lý các khoản tiền của cửa hàng, thu chi, thua lỗ, lợi nhuận, thuế… Trong trường hợp cửa hàng có thuê kế toán thì quản lý cũng có thể kiểm soát được toàn bộ tình hình nguồn tiền của cửa hàng.
Quản lý nhân sự: nắm bắt được tâm lý của nhân viên, phân công công việc cho phù hợp với khả năng mỗi người và phát huy tối đa năng lực của nhân viên. Xây dựng một đội ngũ nhân viên làm việc có tinh thần, trách nhiệm và gắn kết.
Quản lý hàng tồn kho: đảm bảo kiểm soát được lượng hàng hóa tồn kho, xuất nhập hàng. Lên kế hoạch nhập hàng kịp thời sao cho đáp ứng nhu cầu sử dụng của thợ pha chế và các bộ phận khác sao cho không bị thừa gây lãng phí và thiếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Quan hệ với nhà cung cấp: duy trì mối quan hệ tốt với nhà cung cấp là nền tảng quan trọng để bạn mở rộng mối quan hệ với nhiều đơn vị khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhận được nhiều ưu đãi hơn, chất lượng nguồn hàng tốt hơn, giá thành rẻ hơn, quá trình vận chuyển nhanh chóng hơn…
Kỹ năng chăm sóc khách hàng: bao gồm tác phong và thái độ chăm sóc khách hàng.
Kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống nhanh, hiệu quả: khi có vấn đề xảy ra đột xuất phải được giải quyết nhanh chóng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Kỹ năng bảo dưỡng thiết bị: Quản lý nên hiểu rõ về các thiết bị trong quán, biết cách sử dụng máy đúng mục đích. Đồng thời kiểm soát được quy trình làm việc của nhân viên, tránh máy bị hỏng, nên biết sửa một vài thứ cơ bản để khi hư có thể sửa ngay mà không cần chờ đến thợ sửa mất thời gian và chi phí, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cửa hàng.
Xem Thêm: Bài Học Kinh Nghiệm Đắt Giá Khi Kinh Doanh Quán Cà Phê Nhỏ
Thiết kế không gian quán đẹp.
Không gian là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng khi bước vào quán. Những quán cà phê mới mở với phong cách độc lạ thường nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Các yếu tố quan trọng cần chú ý khi thiết kế không gian quán cà phê gồm nội thất, ánh sáng, mùi hương.
Nội thất.
Khi lựa chọn và sắp xếp nội thất, cần nắm rõ nguyên tắc cơ bản đơn giản, nhỏ gọn. Đừng quá tham lam ôm đồm quá nhiều chi tiết không cần thiết, quá nhiều đồ trang trí sẽ chiếm dụng không gian và gây khó chịu cho khách hàng, làm không gian có cảm giác chật chội. Đảm bảo mua những sản phẩm chất lượng hơn số lượng, đừng chi quá nhiều ngân sách vào việc mua sắm đồ nội thất. Chỉ cần chọn mua những đồ nội thất phù hợp với không gian và mô hình quán kinh doanh để tạo điểm nhấn là bạn đã có thể gây ấn tượng với khách hàng.

Ánh sáng.
Hiện nay, nhiều bạn trẻ có sở thích chụp ảnh check-in những quán có không gian đẹp, lạ. Vì vậy, bạn cần chú ý đến ánh sáng khi thiết kế quán. Một quán cà phê sáng sủa, ánh sáng đầy đủ sẽ được khách hàng thích hơn là quán u tối. Ban ngày, có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên làm điểm chính, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho khách hàng, ánh sáng điện sẽ tạo điểm nhấn thêm cho quán. Ban đêm, ánh sáng điện sẽ sử dụng ánh sáng làm chủ đạo và dùng để trang trí.

Mùi hương.
Mùi hương là một yếu tố quyến rũ, tạo nét riêng cho quán. Thế nhưng, bạn cũng nên cân nhắc xem có nên sử dụng thêm mùi hương hay không vì có những khách hàng sẽ cảm thấy thích và thư thái với mùi hương đó. Nhưng có những vị khách lại cảm thấy khó chịu, nhạy cảm với các mùi nước hoa, mùi hương lạ. Khách hàng sẽ không thích khi ngồi trong quán có mùi hương mà mình không thích. Do đó, trước khi quyết định xem có sử dụng mùi hương hay không thì bạn nên khảo sát xem lượng khách cố định và thân thiết của mình thuộc nhóm nào.
Thanh toán nhanh chóng.
Hầu hết mọi người không thích phải chờ đợi khi làm một việc gì đó. Khi uống cà phê cũng vậy, họ không muốn mất quá nhiều thời gian vào việc chờ thanh toán. Do đó, bạn nên làm thế nào để có thể rút ngắn thời gian thanh toán nhanh nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo chính xác. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp trong quán cà phê của bạn và giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi đến quán.
Với những cách kinh doanh cà phê hiệu quả mà chúng tôi kể trên đây, hy vọng sẽ giúp ích được cho quán bạn hoạt động thành công, thu hút được nhiều khách hàng và tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm từ những người đã và đang kinh doanh cà phê để biết những kinh nghiệm thực tế khác.

Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong ngành FnB, tôi sẽ chia sẻ những trải nghiệm của mình về vận hành các mô hình quán, giải pháp kinh doanh, nghiệp vụ FnB,… đặc biệt là trong lĩnh vực cà phê rang xay.