Cách Ngâm Dâu Tằm Với Đường Phèn Không Bị Váng Mà Để Được Lâu

Dâu tằm, một loại quả chắc hẳn bạn đã nghe thoáng qua đâu đó. Nó là quả của cây dâu tằm, loài cây chuyên trồng để lấy lá nuôi nằm. Không chỉ mỗi lá có tác dụng, dâu tằm ngày càng phổ biến và được sử dụng nhiều. Dâu tằm có rất nhiều cách chế biến và một trong số đó là ngâm. Cách này không chỉ bảo quản dâu tằm được lâu mà thành phẩm còn là nguyên liệu trong nhiều món ăn. Tìm hiểu cách ngâm dâu tằm chi tiết dưới đây.

Dâu tằm là gì?

Dâu tằm là quả của cây dâu tằm. Cây dâu tằm thường được trồng để lấy lá vì là thức ăn cho tằm. Dâu tằm không được phân loại về mặt thực vật học như một loại quả mọng, mà là một tập hợp của nhiều cụm quả nhỏ sắp xếp xung quanh một thân chính giữa để tạo ra quả dâu tằm. Chúng có bề ngoài tương tự như quả dâu đen thuôn dài, có nhiều màu sắc từ trắng, đỏ đậm đến đen. Chúng có thể được thay thế cho quả mâm xôi đen, nhưng ngọt hơn đáng kể và có độ ẩm thấp hơn.

Quả dâu tằm.
Quả dâu tằm.

Dâu tằm có sự cân bằng tốt giữa hương vị ngọt và chua, các loại trái cây này có mùi thơm, màu đậm rất dễ vỡ. Dâu tằm thường được chế biến thành rượu, nước hoa quả, siro, trà, mứt, sinh tố, thực phẩm đóng hộp, ăn trực tiếp hoặc có thể được sấy khô và ăn như một món ăn nhẹ. Mang hương vị ngọt ngào, với những giá trị dinh dưỡng ấn tượng và nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, dâu tằm dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Giá trị dinh dưỡng của quả dâu tằm.

Dâu tằm tươi chứa 88% nước và chỉ có 60 calo mỗi cốc (140 gram). Dâu tằm chứa một lượng lớn beta-carotene, kali, mangan, sắt, axit folic và vitamin A, C, K và B-complex. Chúng rất giàu chất chống oxy hóa, bao gồm anthocyanin, chịu trách nhiệm tạo ra màu đỏ hoặc tím đậm trong trái cây và rau quả. Dâu tằm cũng được biết đến với việc chứa resveratrol, một hợp chất thực vật hoạt động giống như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, và đang được nghiên cứu về khả năng chống lại bệnh tật và chống lão hóa. Dâu tằm đã được sử dụng trong y học thảo dược Trung Quốc trong nhiều thế kỷ để điều trị các bệnh tim, tiểu đường , thiếu máu và viêm khớp.

Dưới đây là các chất dinh dưỡng chính trong một khẩu phần 100 gram dâu tằm tươi:

  • Lượng calo: 43.
  • Nước: 88%.
  • Chất đạm: 1.4g.
  • Carb: 9.8g.
  • Đường: 8.1g.
  • Chất xơ: 1.7g.
  • Chất béo: 0.4g.
Dâu tằm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.
Dâu tằm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.

Dâu tằm rất thơm ngon, tuy nhiên chúng là loại quả mỏng manh, dễ hỏng, tốn nhiều công sức để hái. Quả dâu tằm rất dễ bị dập nát nên thường phải thu hoạch thủ công và không phải tất cả đều chín cùng một lúc. Tất cả những yếu tố này góp phần gây ra khó khăn cho việc trồng và thu hoạch những quả mọng này để kinh doanh. Chúng không phải là loại quả mọng bạn thường tìm thấy trong cửa hàng tạp hóa, trừ khi đó là một đặc sản địa phương hoặc cửa hàng dành cho người sành ăn.

Dâu tằm khô thường được bán tại các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe hoặc các chuỗi cửa hàng tạp hóa hữu cơ, tự nhiên, đôi khi được bán ở dạng số lượng lớn. Chúng cũng có thể được mua trực tuyến với số lượng lớn.

Cách ngâm dâu tằm.

Dâu tằm có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Dâu tằm giúp làm hạ cholesterol trong máu, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ; tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa sớm, tốt cho mắt,.. Cùng khám phá cách ngâm dâu tằm với đường phèn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1.5 kg dâu tằm chín. Lựa chọn những loại quả dâu chín mọng, loại bỏ những quả bị dập, bị sâu.
  • 1 – 1.2kg đường phèn.
  • Nước sôi.
  • Dụng cụ: Hũ thủy tinh, nồi, rỗ,…
Cách ngâm dâu tằm.
Cách ngâm dâu tằm.

Cách làm chi tiết:

Bước 1: Rửa sạch dâu tằm với nước muối loãng qua 2 – 3 nước. Rửa nhẹ để dâu tằm không bị dập.

Bước 2: Cho dâu tằm vào một cái rổ có thoát nước tốt. Dùng khoảng 1.5 lít nước sôi để trụng qua dâu tằm. Cách làm này để giúp dâu tằm sạch hơn và không bị nhớt. Chỉ đổ nhẹ nước lên trên bề mặt dâu tằm, không trộn hoặc ngâm dâu tằm với nước sôi.

Bước 3: Sử dụng một cái rổ lớn để dàn đều dâu tằm ra cho khô và ráo nước. Để dâu tằm trong khoảng 15 – 20 phút.

Bước 4: Rửa sạch hũ thủy tinh, trụng qua nước sôi và lau cho khô ráo.

Bước 5: Rải đều một lớp đường, tiếp đến là một lớp dâu vào hũ thủy tinh và làm tương tự cho đến khi hết. Lớp trên cùng là một lớp đường để dâu không nổi lên trên. Đậy nắp thật chặt.

Bước 6: Để hũ dâu tằm ở nơi thoáng mát, sau một tháng là có thể dùng được.

Cách bảo quản dâu tằm ngâm.

Sau một tháng ngâm dâu, đường đã tan hết và cho ra nước rất đậm, mùi thơm, không bị váng hay mốc. Để sử dụng nước dâu tằm ngâm lâu hơn bạn có thể thực hiện các bước dưới đây.

Bước 1: Cho hũ dâu tằm ngâm ra nồi sau đó bắt lên bếp và đun với lửa nhỏ cho đến khi sôi. Lưu ý không đậy nắp vì có thể sẽ dễ bị trào. Dùng muỗng khuấy nhẹ để dâu tằm được sên đều.

Bước 2: Khi nước đã sôi, tắt bếp.

Dùng một một cái rây lọc đặt trên cái tô sau đó cho dâu tằm vào và lọc lấy nước.

Bước 3: Chuẩn bị 2 hũ thủy tinh, rửa sạch và lau khô. Sau khi phần nước dâu tằm đã nguội, cho vào hũ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng quanh năm. Phần bã có thể tái sử dụng để làm rượu dâu tằm, bằng cách ngâm bã dâu tằm với 500ml rượu trắng và có thể sử dụng được sau 1 tháng.

Cách bảo quản dâu tằm ngâm.
Cách bảo quản dâu tằm ngâm.

Xem Thêm: Cách Làm Trà Chanh Thơm Ngon Độc Đáo Ngay Tại Nhà Chi Tiết Từ A-Z

TOP 5 Cách Làm Sinh Tố Xoài Cực Thơm Ngon Bổ Dưỡng

Cách làm trà dâu tằm.

Sau khi ngâm dâu tằm thành công, bạn có thể sử dụng nước cốt ngâm dâu tây để chế biến thành nhiều đồ uống như đá bào, sữa chua, siro dâu tằm, trà dâu tằm. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm trà dâu tằm.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 15g trà xanh.
  • 40ml nước ngâm dâu tằm.
  • 30ml nước đường.
  • Nước sôi.
  • Đá viên.
  • Dâu tằm tươi.
  • Một vài lát chanh tươi.
Trà dâu tằm.
Trà dâu tằm.

Cách làm chi tiết:

Bước 1: Cho 50ml nước sôi vào 15g trà xanh, hãm trà trong vòng 7 – 10 phút. Sau đó lọc lấy nước trà và để nguội.

Bước 2: Cho 100ml nước trà, 30ml nước đường và 40ml nước ngâm dâu tằm vào ly sau đó khuấy đều.

Bước 3: Cho đá viên vào ly. Trang trí với quả dâu tằm tươi lên trên và một vài lát chanh tươi.

Dâu tằm đang dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Dâu tằm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể ăn trực tiếp dâu tằm hoặc chế biến nó thành nhiều món ăn như mứt, siro, quả sấy,…Hy vọng cách ngâm dâu tằm mà chúng tôi đề xuất sẽ phù hợp với tìm kiếm của bạn. Hẹn gặp bạn đọc trong những bài viết thú vị khác.

Trả lời