Giải Nhiệt Ngày Hè! Khám Phá Cách Làm Trà Vải Tại Nhà

Trong khi những đợt nắng nóng của mùa hè làm tiêu hao năng lượng của chúng ta, thì đây cũng là thời điểm tốt nhất để thưởng thức nhiều loại trái cây ngon. Bên cạnh xoài, dâu tây hoặc dưa hấu, vải thiều cũng là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến vào mùa hè. Một số người sống ở những vùng khí hậu nóng ấm khá quen thuộc với loại trái cây thơm ngon và bổ dưỡng này, trong khi một số người người khác có thể chưa biết về loại quả này. Vải thiều là một loại trái cây nhiệt đới có vỏ màu đỏ, thịt màu trắng giống quả nho và hạt màu nâu. Trái cây có thể được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn, từ món tráng miệng đến các biến thể trà vải, với hương thơm nồng nàn và vị ngọt ngào của nó. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận chi tiết về cách làm trà vải với cách làm vô cùng đơn giản dễ thực hiện nay tại nhà.

Những điều thú vị về quả vải?

Quả vải là quả như thế nào?

Vải hay vải thiều là một loại trái cây nhiệt đới có hình dáng và hương vị độc đáo. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng có thể phát triển ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại trái cây có hương vị và ngon ngọt này mọc thành từng chùm và chỉ ra trái này trong một thời gian nhất định. Vải có hình tròn hoặc hình bầu dài với vỏ màu nâu hồng và có đa dạng kích thước khác nhau. Thịt quả có màu trắng đục, mùi thơm và ngọt, có hương hoa, quả có hạt màu nâu. Một số giống vải lai có hương vị đặc biệt thơm ngon, nhiều thịt, không hạt.

Mùa vải thiều thông thường sẽ bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc ở khoảng giữa tháng 7. Bạn có thể bảo quản quả vải tươi trong tủ lạnh từ 5 đến 10 ngày. Nó cũng có thể được đông lạnh nguyên vỏ hoặc chế biến bằng nhiều hình thức như vải ngâm giúp bảo quản lâu hơn. Vải thiều sấy khô có thể bảo quản lên đến 1 năm ở nhiệt độ thường. Quả vải có thể ăn như những trái cây thông thường, hoặc được sử dụng trong các món salad trái cây, hoặc pha trộn vào các loại cocktail, nước trái cây, sinh tố và món tráng miệng.

Quả vải.
Quả vải.

Lợi ích sức khỏe của quả vải.

Quả vải có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng rất giàu vitamin C, đồng và phốt pho. Điều làm cho quả vải trở nên đặc biệt là chúng có chứa polyphenol oligonol, hợp chất có đặc tính chống oxy hóa và kháng vi rút. Loại trái cây thơm ngon này rất giàu các hợp chất, chất dinh dưỡng và khoáng chất có nguồn gốc thực vật, có lợi, bao gồm:

  • Thành phần chính của vải thiều là nước và carbohydrate. Nó giàu chất xơ và ít calo, làm cho loại trái cây này trở thành một loại quả hoàn hảo trong chế độ ăn kiêng giảm cân.
  • Vải rất giàu chất xơ, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm táo bón.
  • Vải rất giàu vitamin C, chứa khoảng 71,5mg trên 100gam vải, đáp ứng nhu cầu vitamin hàng ngày của chúng ta khi tiêu thụ với một lượng vừa phải. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính và tăng cường khả năng miễn dịch của chúng ta.
  • Giàu kali. Nhiều bác sĩ khuyến nghị thực phẩm giàu kali để điều chỉnh tình trạng huyết áp cao. Vì vải rất giàu kali nên nó là thực phẩm cần có trong danh sách của bạn để duy trì huyết áp của bạn. Nó rất giàu sắt, đồng, mangan, phốt pho và magie, giúp cải thiện sức khỏe của xương và tim.
  • Vải thiều là một nguồn phong phú của nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa, bao gồm epicatechin và rutin, giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa, các bệnh mãn tính, đục thủy tinh thể, tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
  • Các chất chống oxy hóa và vitamin C có trong vải thiều có lợi cho da và giúp xóa mờ các vết thâm.
  • Vải có chỉ số đường thấp, vì vậy nó an toàn cho bệnh nhân tiểu đường khi tiêu thụ với lượng vừa phải, và chúng cũng ngăn ngừa tăng lượng đường trong máu.
Những lợi ích sức khỏe của quả vải.
Những lợi ích sức khỏe của quả vải.

Tác dụng ngoài ý muốn của quả vải.

Khi được sử dụng lành mạnh và điều độ, vải thường không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. ‌Tuy nhiên, vải được cho là loại quả có tính nóng vì vậy nó có thể gây ra nhiệt miệng, nổi mụn đối với một số người.

Quả vải có liên quan đến chứng viêm não ở trẻ em ở một số ngôi làng ở Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu cho biết một hợp chất trong vải được gọi là hypoglycin A có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu thấp, hoặc hạ đường huyết. Nhưng suy dinh dưỡng cũng có thể là một phần của vấn đề đường huyết trong nghiên cứu này. Nhiều đứa trẻ trong số này đã ăn vải và không ăn tối. Chúng đổ bệnh vào sáng hôm sau với các triệu chứng như co giật và sốt cao.

Vì vậy, để tránh các tình trạng ngoài ý muốn, bạn nên bổ sung nước trước khi ăn vải, ngoài ra bạn nên ăn vải vừa phải, không nên ăn quá nhiều một lúc và quá nhiều trong ngày để tránh các trường hợp ngoài ý muốn.

Cách làm trà vải.

Một trong những thức uống giải nhiệt cho mùa hè có thể kể đến là trà đá vải thiều. Cách pha chế của nó cũng tương tự như bất kỳ loại trà đá nào khác. Cùng khám phá cách làm syrup vải, vải ngâm và trà vải dưới đây.

Cách làm syrup vải thiều.

Tìm hiểu cách làm syrup vải thiều đơn giản dễ làm tại nhà, giúp bạn có ly trà vải hoàn hảo hơn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Vải thiều. Lựa chọn những quả vải thiều tươi, căng, không bị dập, sạm đen.
  • Đường cát.
  • Nước.

Cách làm chi tiết:

  • Sử dụng khoảng nửa ký vải thiều. Vải bóc vỏ, bỏ hạt.
  • Cho 500g đường và 400ml nước lọc vào nồi sau đó đun sôi trên bếp. Khuấy đều cho đường tan ra.
  • Sau khi đường tan hết, cho vải vào. Để lửa vừa và nấu cho nến khi quả vải mềm ra. Dùng muỗng dầm lên những quả vải cho tiết ra nhiều hương thơm.
  • Sau khi vải đã chín mềm, hỗn hợp trong nồi quánh lại, tắt bếp.
  • Dùng rây lọc lại hỗn hợp, sau đó cho vào lọ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm syrup vải thiều.
Cách làm syrup vải thiều.

Xem Thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Trà Tắc Thơm Ngon Như Ngoài Hàng

Khám Phá Ngay Cách Làm Trà Dâu Ngon Khó Cưỡng Tại Nhà

Cách làm vải ngâm đường phèn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1.5 kg vải.
  • 350g đường phèn.
  • 700ml nước lọc.

Cách làm chi tiết:

  • Vải lột vỏ, bỏ hạt. Chần sơ qua với nước nóng khoảng 45 giây. Sau đó cho ngay vải vào thau nước đá lạnh, làm cho vải giòn hơn.
  • Cho đường phèn và nước vào nồi, nấu đến khi đường phèn tan hết. Sau đó để cho đường phèn nguội.
  • Cho vải vào hủ thủy tinh, cho nước đường vào hũ. Đậy chặt nắp và bảo quản vải ngâm trong ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm vải ngâm đường phèn.
Cách làm vải ngâm đường phèn.

Cách làm trà vải.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 5g trà đen hoặc  bất cứ loại trà nào mà bạn yêu thích.
  • Vải tươi.
  • Nước đường ngâm vải.
  • Nước đường.
  • Syrup vải.
  • Nước cốt chanh.

Cách làm chi tiết:

  • Vải tươi bỏ vỏ, bỏ hạt. Nếu không có vải tươi, bạn có thể sử dụng vải ngâm đường.
  • Ủ trà với 100ml nước nóng trong vòng 5 – 7 phút. Sau đó lọc lấy nước cốt trà.
  • Cho 80ml nước cốt trà, 10ml nước cốt chanh, 10ml nước đường ngâm vải, 10ml nước đường, 5ml syrup vải vào bình lắc pha chế, sau đó lắc đều.
  • Cho đá vào ly, cho trà vải trong bình lắc ra ly, thêm vải tươi lên trên và thưởng thức.
Cách làm trà vải đá lạnh.
Cách làm trà vải đá lạnh.

Trà vải không chỉ có hương thơm ngọt ngào, cảm giác mát lạnh khi thưởng thức mà còn có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Tự làm trà vải tại nhà giúp bạn bảo đảm sức khỏe và điều chỉnh hương vị theo ý muốn. Hy vọng bài viết chia sẻ cách làm trà vải của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Trả lời