Cuộc Chiến Giữa Trà Và Cà Phê? Tác Dụng Của 2 Loại Đồ Uống Này

Cuộc chiến tranh giành ngôi vị quán quân về công dụng đối với sức khỏe của trà và cà phê vẫn chưa có hồi kết. Nhiều người cho rằng trà tốt cho sức khỏe hơn cà phê, một số lại cho rằng ngược lại, còn một số lại nghĩ cả 2 có tác dụng như nhau vì cùng cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe. Vậy, kết luận cuối cùng về tranh cãi này như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Trà và cà phê khác nhau như thế nào.

1.1. Khẩu vị của người Việt: Trà hay cà phê.

Cuộc “xâm chiếm” của trà sữa những năm gần đây đã làm cho thị trường tiêu dùng trà ở Việt Nam có dấu hiệu vượt qua cà phê trong xu hướng tiêu dùng của người dân.

Theo một khảo sát năm 2018 của Kantar WorldPanel’s Out of Home (Đơn vị nghiên cứu hành vi người mua hàng) tại Tp.HCM cho thấy mức tiêu thụ các sản phẩm trà uống liền và pha chế tại quán tăng gần gấp đôi so với cà phê. Lượng khách hàng uống các sản phẩm nước làm từ trà chiếm 1/2 dân số ở TP. HCM, trong khi khách hàng uống cà phê chỉ chiếm 1/3 dân số ở đây.

Tuy nhiên, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Người dân Việt Nam có sở thích thưởng thức cà phê độc đáo, truyền thống lâu đời được các du khách nước ngoài yêu thích. Mỗi sáng trước khi đi làm, họ đều uống một ly cà phê. Đây được xem như là một thói quen ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam cũng là 1 trong những nước có mức tiêu thụ cà phê cao trên thế giới. Theo báo cáo của Ngành Công Nghiệp Việt Nam BMI Research cho biết, trong giai đoạn năm 2005 đến 2015, lượng tiêu thụ cà phê của nước ta tăng nhanh, tăng từ 0,43 lên 1,38kg/ đầu người/năm. Đây là mức tiêu thụ lớn nhất trong các quốc gia xuất khẩu cà phê chủ lực trên thế giới.

Trà và cà phê khác nhau như thế nào?
Trà và cà phê khác nhau như thế nào?

1.2. Nên kinh doanh trà hay cà phê.

Thị trường kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn thức uống vô cùng đa dạng và tiềm năng. Đứng trước cuộc chiến khốc liệt của trà và cà phê, nhiều người không biết nên lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực nào thì tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực trà hay cà phê cũng đều nắm bắt được mô hình kinh doanh tiềm năng trong tương lai.

Hiện nay, trong các loại thức uống từ trà thì trà sữa được mọi người yêu thích nhất, xếp thứ 2 là trà đào và tiếp theo là matcha. Thị trường trà sữa của Việt Nam có giá trị gần 300 triệu USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 20% và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Dự đoán trong những năm tiếp theo, con số này vẫn chưa dừng lại và có dấu hiệu tăng thêm. Bạn có thể kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu, startup hay  kết hợp với các loại đồ uống khác…

Nếu bạn lựa chọn kinh doanh cà phê thì hãy yên tâm, bạn sẽ có nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng tốt, giá cả phải chăng ngay tại quê nhà và một thị trường tiêu thụ đa dạng, rộng lớn. Ngoài các loại cà phê truyền thống như cà phê đen, cà phê sữa, bạc xỉu… thì bạn có thể bổ sung vào menu các loại cà phê hướng đến người tiêu dùng trẻ như các loại cà phê ngoại nhập. Các món cà phê hiện đại, được pha chế bằng dụng cụ pha chế ngay tại chỗ cũng ngày càng được ưa thích tại Việt Nam được du nhập từ Phương Tây như cappuccino, cà phê đá xay…ngày càng phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam. “Một làn gió mới” thổi vào thị trường cà phê Việt Nam về phong cách thưởng thức cũng như hương vị đồ uống từ cà phê ngày càng đa dạng và phong phú đã mở ra một thị trường kinh doanh đầy tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tác dụng của trà và cà phê đối với sức khỏe.

Trà và cà phê đều cung cấp một số lợi ích cho sức khỏe khi sử dụng thường xuyên và sử dụng đủ liều lượng. Dưới đây là một số tác dụng của trà và cà phê cho sức khỏe:

2.1. Hàm lượng caffeine.

Trong trà và cà phê đều có chứa caffeine, một chất gây kích thích giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy sinh lực. Theo nghiên cứu cho rằng, những người uống lượng vừa đủ caffeine sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ít hơn những người không sử dụng hoặc sử dụng ít. Bên cạnh đó, nó cũng hạn chế mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson, ngăn ngừa các bệnh ung thư gan, vú, đại tràng… Caffeine giúp kích thích hệ thần kinh trung ương hoạt động mạnh mẽ, cải thiện 12% sức bền. Do đó, nó được dùng như một chất để tăng cường hiệu suất thể thao.

Tùy thuộc vào thời gian pha chế, kích cỡ khẩu phần, phương pháp pha chế mà lượng caffeine trong cà phê gấp 2 – 3 lần so với cùng một lượng trà. Theo khuyến cáo, lượng caffeine an toàn dùng mỗi ngày cho mỗi người là 400mg. Trong một cốc cà phê 240ml có chứa trung bình 95mg caffeine, 47mg caffeine trong cùng lượng trà đen.

Hàm lượng caffeine trong trà và cà phê
Hàm lượng caffeine trong trà và cà phê

2.2. Chất chống oxy hoá.

Chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các tổn thương gây ra từ gốc tự do, ngăn ngừa sự phát triển của các căn bệnh mãn tính. Cả trà và cà phê đều chứa các chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol giúp tăng sức đề kháng và góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho 2 loại đồ uống này. Nhiều nhóm polyphenol có trong trà như Theaflavins, thearubigins, catechins có tác dụng gây ức chế sự phát triển của tế bào gây ung thư phổi, ung thử bạch cầu và ruột kết, dần dần tiêu diệt hẳn các tế bào này. Flavonoid, axit chlorogenic (CGA) có trong cà phê cũng gây ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư gan, ung thư đường tiêu hóa.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa còn làm giảm tỷ lệ bị bệnh tim, hỗ trợ sức khỏe của tim thông qua cơ chế bảo vệ mạch máu như:

  • Giãn mạch máu: Hợp chất này giúp thúc đẩy quá trình thư giãn mạch máu, cải thiện tình trạng huyết áp cao.
  • Chống angiogenic: Quá trình ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới có thể nuôi các tế bào gây ung thư.
  • Chống xơ vữa: Ngăn chặn sự hình thành các mảng bám trong mạch máu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

2.3. Tăng cường năng lượng.

Chất caffeine trong cà phê giúp tăng cường mức năng lượng của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể tỉnh táo, giảm mệt mỏi bằng cách làm tăng nồng độ dopamine và hạn chế adenosine. Dopamine là chất gây nghiện trong cà phê, làm tăng nhịp tim và ảnh hưởng đến hệ thần kinh, não bộ. Adenosine có tác dụng ngược lại, gây cảm giác buồn ngủ cho cơ thể. Do đó, caffeine làm hạn chế adenosine, giảm mệt giác mệt mỏi.

Trà có lượng caffeine thấp hơn cà phê, nhưng nó chứa nhiều L-theanine, các chất chống oxy hóa cao giúp kích thích não bộ. L-theanine có tác dụng chống căng thẳng bằng cách tăng sóng não alpha, giúp cơ thể bình tĩnh và thư giãn. Điều này ngược lại với tác dụng kích thích của caffeine trong cà phê và mang lại trạng thái tinh thần thoải mái cho cơ thể nhưng không cảm thấy buồn ngủ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, L-theanine và caffeine có trong trà giúp duy trì sự tỉnh táo, tập trung, chú ý và sắc nét.

Trà và cà phê giúp tăng cường năng lượng
Trà và cà phê giúp tăng cường năng lượng

Xem Thêm: Cách Làm Trà Đào Đơn Giản – Ai Cũng Có Thể Làm Được Tại Nhà

Cà Phê Trắng Là Gì? Điểm Tạo Nên Hương Vị Độc Đáo Của Cà Phê Trắng

2.4. Hiệu quả giảm cân.

Nồng độ caffeine cao trong cà phê có thể giúp giảm cân. Caffeine có khả năng làm tăng lượng calo bị đốt cháy từ 3 – 13% và duy trì hiệu quả này trong 3 tiếng sau khi uống. Axit Chlorogenic trong cà phê cũng giúp đốt cháy chất béo nhờ ức chế sản xuất tế bào mỡ.

Bên cạnh đó, theaflavin trong trà cũng giúp giảm cân. Theaflavin gây ức chế lipase tụy, đây là enzym đóng vai trò chính trong chuyển hoá chất béo.

Trà và cà phê có tác dụng giảm cân
Trà và cà phê có tác dụng giảm cân

2.5. Trà và cà phê cái nào tốt hơn.

Mặc dù, cà phê có nhiều tác dụng phụ như suy tim, tăng nhịp tim, huyết áp cao nếu dùng quá liều lượng cho phép.

Các thành phần chất chống oxy hóa trong trà và cà phê giúp chống lại các bệnh về tim và một số dạng ung thư.

Cà phê có khả năng chống lại bệnh Parkinson và Alzheimer, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và xơ gan. Còn trà giúp chống sâu răng, sỏi thận, viêm khớp…

Cà phê có chứa lượng caffeine cao hơn trà, là lựa chọn thích hợp cho những người tìm kiếm một giải pháp tăng cường năng lượng tức thời. Tuy nhiên, nó có thể gây lo lắng và suy giảm giấc ngủ. Còn nếu bạn là người nhạy cảm với caffeine thì trà là một lựa chọn hoàn hảo thay thế cà phê. Vì trà có chứa L-theanine làm dịu hệ thần kinh, giúp thư giãn trong khi vẫn giữ cơ thể tỉnh táo.

Trà và cà phê cái nào tốt hơn?
Trà và cà phê cái nào tốt hơn?

Nói tóm lại, việc lựa chọn trà và cà phê còn tùy thuộc vào sở thích và cơ thể của mỗi người. Nếu bạn muốn tỉnh táo nhanh tức thời thì nên chọn cà phê vì hàm lượng caffeine cao. Còn nếu bạn bị mẫn cảm với caffeine thì nên lựa chọn trà vì hàm lượng caffeine thấp nhưng vẫn giúp duy trì năng lượng lâu hơn và ổn định hơn.

Trả lời