Chiến Lược Marketing Cho Quán Trà Sữa Hút Khách Nhất

Thị trường F&B được coi là một thị trường béo bở để những nhà startup đầu tư vào, vì nó đem lại lợi nhuận khá nhiều. Đặc biệt phải kể đến loại hình kinh doanh trà sữa, món thức uống được hầu hết các bạn trẻ ưa chuộng. Rất nhiều quán trà sữa mọc lên theo thời gian, vậy làm sao để cạnh tranh lại với các đối thủ? Câu trả lời đó là phải có chiến lược marketing cho quán trà sữa, việc biết sử dụng những chiêu thức marketing được coi là một lợi thế để tránh trường hợp bị “đào thải” ra khỏi thị trường. Cùng mình tìm hiểu những chiến lược marketing cho quán trà sữa hiệu quả nhất qua bài viết.

Lợi ích của việc Marketing cho quán trà sữa?

Marketing hiện nay đang là một ngành rất hot, có lẽ ai cũng đã từng nghe qua cụm từ marketing mà chắc hẳn ít ai hiểu được ý nghĩa thực sự của nó, nhiều người còn lầm tưởng rằng marketing và sale là hai khái niệm giống nhau, đó hoàn toàn là sai lầm. Vì sự hiểu sai lầm ấy mà dẫn đến việc đưa ra những phương thức marketing sai dẫn đến hậu quả là không tiếp cận được khách hàng. Nếu biết tận dụng marketing đúng cách sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho quán. Việc marketing luôn phải đặt khách hàng làm trọng tâm, luôn mang đến những lợi ích cho khách hàng từ đó khai thác mà mang lại doanh thu cho quán trà sữa. Khi biết cách truyền thông đúng thì sẽ mang lại những lợi ích lớn như sau:

Xây dựng được thương hiệu: khi marketing đúng cách, sẽ làm cho người tiêu dùng nhận biết được quán của bạn, họ ghi nhớ được những đặc điểm nổi bật của quán bạn, và bước đầu dần dần xây dựng được thương hiệu riêng cho quán mình, họ chỉ cần nhìn vào logo hay linh vật riêng của quán mà đã có thể nhận ra được lúc đấy, việc marketing của bạn đã quá là thành công.

Thu hút nhiều khách hàng hơn: marketing là phương thức tiếp cận đến những khách hàng tiềm năng, học những khách hàng chưa biết đến quán. Khi có chiến lược quảng bá hiệu quả, nhiều người sẽ biết đến quán. Lúc này lượng khách trong quán sẽ dần cải thiện hơn rất nhiều, và lúc này bạn phải có những chiến lược để thu hút và giữ chân khách hàng.

Tạo được niềm tin với khách hàng: khi xây dựng chiến lược marketing, bạn phải cho khách hàng thấy được những ưu điểm nổi bật của quán mình, không được viết hay quảng bá những điều không đúng sự thật về quán lúc đó khách hàng sẽ bị mất niềm tin, cứ chỉ cần truyền thông những điều đúng nhất lúc đó khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về quán mình.

Xác định được những khách hàng tiềm năng: quảng bá marketing sẽ giúp chúng ta tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, nhưng nếu như những đối tượng khách hàng nào thường xuyên lui đến thì chúng ta sẽ xác định được những khách hàng tiềm năng và tập trung quảng bá, truyền thông đến đối tượng đó.

Quảng bá sản phẩm ra thị trường: khi chiến lược marketing của bạn hiệu quả thì việc các món thức uống của quán đến người tiêu dùng sẽ dễ dàng hơn, nhiều người biết đến sản phẩm lúc này sẽ dễ dàng tiếp cận hơn.

Lợi ích của việc Marketing cho quán trà sữa?
Lợi ích của việc Marketing cho quán trà sữa?

Quy trình marketing cho quán trà sữa.

2.1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh.

Trước khi bắt đầu một hoạt động kinh doanh nào, thì việc nghiên cứu thị trường là một bước không thể nào bỏ qua. Nghiên cứu thị trường giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường, xác định được xu hướng của ngành, cơ hội và thách thức, đối thủ cạnh tranh và vị trí của mình trên thị trường cạnh tranh. Tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường thì mới có thể đưa ra những phương thức tiếp cận hiệu quả nhất và tối ưu nhất.

Có rất nhiều cách để bạn tiếp cận với thị trường, có thể đi khảo sát những quán trà sữa xung quanh, hay tham khảo trên mạng những đối thủ của mình.  Việc xây dựng chiến lược marketing phải nghiên cứu đối thủ của mình rất nhiều để đặt ra những câu hỏi sau đây: Đối thủ của mình là ai? Điểm mạnh của mình là gì? Phân khúc khách hàng như thế nào? Thị trường và xu hướng hiện nay ra sao? Tất cả những câu hỏi này đều phải nghiên cứu thị trường để giải đáp được chúng, thì việc kinh doanh mới trở nên thuận lợi.

2.2. Xác định phân khúc khách hàng.

Đa phần hiện nay những quán trà sữa sẽ thường có độ tuổi khách hàng chủ yếu từ 12-25 tuổi, đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Và không phải quán trà sữa nào cũng có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Để có thể cạnh tranh với các thương hiệu lớn khác trên thị trường thì bạn phải xác định được rõ là mình nhắm đến đối tượng nào sau đó mới có thể xây dựng các chiến lược quảng bá, khuyến mãi để phù hợp với các đối tượng khác nhau. Nên chú ý đến những xu hướng của từng nhóm đối tượng để có thể đánh vào tâm lý của khách hàng, lúc đó mới tạo được ấn tượng với khách hàng.

2.3. Xác định chân dung khách hàng.

Khi xác định đối tượng khách hàng không chỉ dừng ở việc biết khách hàng là ai mà phải phác hoạ được chân dung khách hàng về sở thích, nhu cầu, thói quen của khách hàng,…khi nắm rõ được chân dung khách hàng thì việc tiếp cận khách hàng sẽ vô cùng dễ dàng.

Tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, chức vụ, thu nhập, tình trạng hôn nhân,…Bước đầu phác họa chân dung khách hàng là nắm những thông tin sơ lược cơ bản về khách hàng, để phân loại từng nhóm khách hàng, sở thích của khách hàng. Hiện nay mọi người thường có xu hướng muốn bắt trend nên vì thế để đánh vào tâm lý khách hàng phải tạo ra một sản phẩm độc lạ, phù hợp với sở thích giới trẻ và quảng bá hay bán trong một thời gian ngắn lúc này sẽ tạo được sự lôi cuốn và làm tăng tính ham muốn của khách hàng.

Xác định hành vi khách hàng, xem họ có sở thích là mua hàng online hay tại cửa hàng để đẩy mạnh sự phát triển về một hướng lúc nào khách hàng sẽ cảm thấy thuận tiện và phù hợp với mình.

2.4. Xác định ngân sách marketing.

Khi bắt đầu kinh doanh thì có rất nhiều việc để chi tiền vì thế trong chi phí bỏ ra cho marketing phải xác định rõ ràng và hợp lý những khoản phải chi. Với một người mới mở quán thì việc nắm rõ những chi tiêu, và để tiết kiệm kinh phí là một điều hết sức khó khăn. Để không bị thâm hụt ngân sách bạn cần phải nắm rõ được những hoạt động kinh doanh và marketing, những chi và thu hàng tháng. Bạn phải xác định được những điều sau đây để quản lý ngân sách marketing: xác định được % dựa trên doanh số, xác định được khả năng chi trả, xác định dựa trên lợi nhuận đầu tư,…

2.5 Lựa chọn kênh marketing phù hợp.

Kênh marketing được hiểu là phương thức quảng bá, các nền tảng truyền thông được sử dụng để tiếp cận với người tiêu dùng. Hiện nay trong thời đại 4.0 thì có vô vàn kênh marketing để đưa các sản phẩm đến với người tiêu dùng chẳng hạn như:

  • Các trang mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Instagram,…là những trang mạng xã hội đang rất được giới trẻ quan tâm và có độ phủ sóng khá lớn tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng, ảnh hưởng nhiều nhất đến phương thức marketing.
  • Các phương thức quảng cáo truyền thống như in các tài liệu, in các tờ rơi, những quảng cáo hay poster để ở những nơi có nhiều người qua lại.
  • Các cách tiếp thị khác như email, hay những bản tin ngắn,…
  • Xây dựng trang web hay page riêng cho quán để thuận tiện cho việc quảng bá,…

Và một cách tốt nhất đó chính là truyền miệng, những vị khách khi đến quán mà họ quảng bá giới thiệu cho bạn bè rồi từ từ lan ra đó chính là cách truyền thông tốt nhất vì thế nên hãy đầu tư thật tốt vào quán để có thể tạo được ấn được tốt lúc này mới có thể quảng bá cho quán rộng rãi hơn.

Những gợi ý marketing hiệu quả cho bạn.

3.1. Tập trung và tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

Sau khi đã phân tích thị trường, nắm bắt được các đối thủ cạnh tranh thì việc còn lại đó chính là tập trung xây dựng menu sản phẩm độc lạ và khác biệt để có thể gây ấn tượng với người tiêu dùng. Người pha chế phải luôn theo dõi thị trường để không ngừng nâng cao tay nghề sản phẩm và tạo ra những công thức mới lạ sẽ là điểm nhấn đối với khách hàng.

Luôn phải nắm bắt thị trường để cập nhật tình hình những món ăn thức uống mới lạ, để không bị bỏ lại phía sau đồng thời cũng phải thiết kế menu thật bắt mắt để khi cầm vào họ có một cái nhìn khác về quán. Đa phần hương vị của trà sữa khá giống nhau vì thế từ việc sáng tạo bao bì, thiết kế logo, màu sức, công thức nấu trân châu hay trà sữa phải có những điểm độc lạ để lấy điểm đó đi cạnh tranh với những đối thủ đã có mặt lâu trên thị trường.

Tập trung xây dựng ra những công thức trà sữa đặc biệt
Tập trung xây dựng ra những công thức trà sữa đặc biệt

3.2. Tận dụng lợi thế về địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định đến việc kinh doanh của bạn có suôn sẻ hay không, đa phần những quán trà sữa sẽ tập trung ở những nơi đông đúc như trường học, hay gần những đường lớn, trung tâm nơi có nhiều người qua lại thuận tiện cho họ trong việc đi lại.

Hãy tận dụng vị trí thuận lợi ở của quán mình để xây dựng các chương trình khuyến mãi, combo ưu đãi để có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng hơn đến với quán.

Tận dụng lợi thế về địa điểm để kinh doanh trà sữa
Tận dụng lợi thế về địa điểm để kinh doanh trà sữa

3.3. Xác định mức giá phù hợp với phân khúc khách hàng.

F&B là một ngành cạnh tranh rất khốc liệt, những sản phẩm có giá hơn thua nhau chỉ 1000đ hay 2000đ đã có thể thu hút hay mất đi một lượng khách khá lớn. Vì thế khi xác định được phân khúc khách hàng thì nên đưa ra được mức giá hợp lý. Hay ở những thương hiệu lớn sẽ thường phân thành 3 cấp độ từ size nhỏ đến size lớn để cho khách hàng thoải mái lựa chọn hơn. Khi xây dựng giá cả sản phẩm cao bạn có thể xây dựng đi kèm với đó là những chương trình giảm giá hay khuyến mãi, như mua 1 được 2,…để khách hàng cảm thấy họ sẽ được lợi hơn rất nhiều. Và đặc biệt với mức giá nào đi chăng nữa thì sản phẩm cũng phẩm chất lượng nhất.

Xác định mức giá phù hợp với phân khúc khách hàng
Xác định mức giá phù hợp với phân khúc khách hàng

Mô hình 4P trong kinh doanh cho quán trà sữa.

Mô hình 4P được xem là phương thức marketing đơn giản và cơ bản nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Với việc kinh doanh trà sữa thì việc áp dụng mô hình 4P sẽ rất phù hợp, nhưng đối với những người mới chắc hẳn sẽ còn gặp nhiều khó khăn nên hãy tham khảo những bước sau đây nhé.

Mô hình 4P trong marketing cho quán trà sữa
Mô hình 4P trong marketing cho quán trà sữa

4.1. Product (Sản phẩm).

Sản phẩm là yếu tố quan trọng của một cửa hàng một sản phẩm chất lượng, một thiết kế đẹp, hương vị thơm ngon, tên độc lạ,…sẽ là những điều mà khách hàng chú ý đến và quan tâm lựa chọn. Vì thế một cửa hàng phải đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của khách hàng, để làm được điều này thì cần rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu thị trường và đối thủ, tìm ra những sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất với quán của mình, đặc biệt phải luôn biết nắm bắt xu hướng và sở thích của khách hàng.

4.2. Price (Giá cả).

Việc xác định giá cả của một quán phải dựa trên quy mô và khách hàng bạn nhắm đến. Nếu chỉ kinh doanh nhỏ và bình dân đối tượng khách hàng là những học sinh sinh viên thì nên xây dựng một mức giá thấp và hợp lý để có thể đáp ứng được nhu cầu cũng như túi tiền.

Và nếu bạn hướng đến mô hình sang trọng hơn, nhắm đến những đối tượng khách hàng có thu nhập ổn định thì bạn có thể xây dựng một menu có mức giá cao hơn một chút nhưng đổi là sự trang trí và chất lượng sản phẩm phải đạt tốt nhất lúc này khách hàng sẵn sàng chi trả bất kỳ mức giá nào nếu nó hợp lý và họ cảm thấy phù hợp.

Một cách thức khác để ấn tượng với khách hàng là luôn có các chương trình khuyến mãi, vậy với mức giá như thế nào thì cũng có lợi cho khách hàng và tâm lý rằng họ đã mua được món hàng khá hời.

4.3. Place (Địa điểm).

Một vị trí “đắc địa” sẽ là một ưu điểm rất lớn của bạn trong việc kinh doanh, có thể giảm thiểu được chi phí giới thiệu quán đến mọi người mà vẫn được nhiều người biết đến, vì thế những nhà kinh doanh F&B luôn cố gắng lựa chọn những địa điểm sao cho thuận lợi và có nhiều người qua lại nhất việc đó giúp cho việc kinh doanh dễ dàng thành công hơn.

Một vị trí được coi là thuận tiện khi nó nằm ở những khu trường học, đông dân cư, khu trung tâm hay những khu vực có nhiều người lui tới,…Ngoài ra hãy tìm những mặt bằng thật rộng rãi, có đủ chỗ để giữ xe điều đó sẽ làm cho khách hàng cảm thấy an tâm.

Và nếu bạn có một mặt bằng đủ lớn thì hãy tận dụng nó để tổ chức các sự kiện hay nhưng chương trình thu hút khách hàng, đặt những poster hay standee để quảng cáo thêm cho quán về những chương trình ưu đãi hay khuyến mãi.

4.4. Promotion (Truyền thông).

Và điểm cuối cùng trong mô hình 4P đó chính là promotion. Promotion được coi là phương thức thúc đẩy và tiếp cận khách hàng, phải đưa ra các chiến lược truyền thông, marketing cho quán cà phê, và bạn phải đặt ra được những kế hoạch và mục tiêu rõ ràng:

  • Tiếp cận được bao nhiêu % khách hàng?
  • Độ nhận diện thương hiệu ở mức như thế nào?
  • Doanh số sẽ tăng bao nhiêu phần trăm so với hiện tại?
  • Xây dựng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi như thế nào cho khách hàng?
  • Những kênh truyền thông nào sẽ tiếp cận được nhiều khách hàng nhất?

Rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm đến và đặt ra khi xây dựng các phương thức truyền thông. Khi đã xác định được các mục tiêu thì lúc nào bạn nên chia nhỏ những công việc ấy thành những nhóm nhỏ để dễ dàng thực hiện hơn:

  • Phương thức trực tiếp: sử dụng các poster, hay những voucher, thẻ tích điểm, tờ rơi,…
  • Các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok là những nền tảng tiếp cận được nhiều khách hàng nhất hiện nay mà bạn nên sử dụng nó để quảng bá.
  • Các app giao hàng hiện nay như: Shopee Food, Grab, Be, Gojeck,…mua bán trên các app cũng sẽ đem lại một nguồn thu khá lớn và có thể thêm các chương trình khuyến mãi trên các app để khách hàng cảm thấy hài lòng và mua được giá tốt hơn.
  • Lâu lâu bạn có thể thu hút khách hàng bằng các sự kiện hay các chương trình ưu đãi cực lớn, những mini có tặng quà sẽ là những thứ sẽ thu hút khách hàng nhất.

Xem Thêm: Cách Trang Trí Quán Trà Sữa Độc Đáo Và Nổi Bật Cực Hút Khách

Nên Học Pha Chế Ở Đâu TPHCM? TOP 10 Địa Chỉ Uy Tín, Chất Lượng

Có thể thấy với tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc marketing cho quán trà sữa là một điều hết sức cần thiết để có thể đạt được thành công. Và hãy học hỏi tìm hiểu thật nhiều những kinh nghiệm để có thể mang lại chiến lược hiệu quả nhất cho quán mình nhé lúc đó việc kinh doanh sẽ trở nên vô cùng dễ dàng. Và chúc bạn luôn thành công với con đường kinh doanh của mình nhé.

Trả lời