Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Cà Phê Sinh Viên Hút Khách

Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên trước khi chi tiền đầu tư là một điều rất cần thiết. Phải lập kế hoạch như thế nào để khả thi nhất và thu hút lượng khách lớn nhất cho quán là một điều không dễ dàng, vì hiện nay thị trường cạnh tranh rất lớn, thế nên phải tạo được sự ấn tượng và phong cách riêng mới có thể giữ chân những vị khách đáng quý của mình. Hãy đưa ra một kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên thật chi tiết và rõ ràng.

Kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên.
Kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên.

Nghiên cứu thị trường.

Trong kinh doanh, không thể bỏ qua bước nghiên cứu thị trường. Trước khi kinh doanh hãy bắt tay vào tìm hiểu mục tiêu khách hàng? Đối thủ cạnh tranh? Tìm địa điểm kinh doanh phù hợp. Đưa ra cho một mình lộ trình rõ ràng và chi tiết, để có thể lấy lại vốn nhanh nhất. Không nói nhiều hãy bắt đầu thôi nào.

1.1. Khách hàng mục tiêu.

Quán cà phê sinh viên, khi nghe đến cái tên thì chắc hẳn không còn phải đắn đo suy nghĩ nhiều, vì mục tiêu khách hàng được nhắm đến ở đây là những bạn học sinh, sinh viên, người trẻ, chưa có thu nhập ổn định, hay còn có thu nhập thấp.

Phân khúc khách hàng này, thường đến những cà phê tập tụ theo nhóm để chơi hoặc làm việc nhóm, thế nên yêu cầu về không gian phải rộng rãi và thoáng mát. Các bạn trẻ thường nhìn và chọn lựa quán thường phong cách trang trí, nên hãy xây dựng và đưa ra một concept cố định cho quán, có thể là phong cách đơn giản nhưng tinh tế, cũng đã thu hút một lượng lớn khách hàng.

Và sự đa dạng trong menu thức uống cũng là một cách để thu hút khách hàng quay trở lại quán nhiều lần, thường những bạn trẻ sẽ muốn trải nghiệm nhiều món, để biết được nhiều món khác nhau hơn là một cố định. Và hãy chú ý đến cách giá cả của các món, vì là học sinh sinh viên, nên kinh phí còn hạn hẹp, không nên xây dựng menu quá đắt vì sẽ khiến khách hàng e ngại và không dám quay lại nhiều lần.

Xác định mục tiêu khách hàng để kinh doanh cà phê sinh viên.
Xác định mục tiêu khách hàng để kinh doanh cà phê sinh viên.

1.2. Địa điểm phù hợp kinh doanh cà phê sinh viên.

Ưu tiên chọn những địa điểm mà có các bạn học sinh, sinh viên thường lui tới như, các khu ký túc xá, các khu gần các trường đại học, cao đẳng,…thường họ sẽ chọn những nơi gần với chỗ học của mình để việc đi lại cho thuận tiện và dễ dàng nên. Thế nên những mặt bằng ở khu này thường rất khó thuê hoặc có giá thuê khá cao. Vì thế cũng có thể cân nhắc chọn một nơi trong hẻm gần đó hoặc bán cà phê bình dân ngay gần các trường đại học. Việc chọn được một mặt bằng kinh doanh phù hợp và thuận tiện đã tạo nên lợi thế trong việc kinh doanh cà phê so với những đối thủ khác.

Lựa chọn địa điểm phù hợp để kinh doanh cà phê sinh viên.
Lựa chọn địa điểm phù hợp để kinh doanh cà phê sinh viên.

1.3. Đối thủ cạnh tranh.

Như đã biết, thì lượng khách hàng khá lớn, nên hiện nay các quán cà phê sinh viên, quán trà sữa mọc lên ngày càng nhiều,… Vậy phải làm cách nào để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn so với đối thủ của mình.

Đầu tiên, phải xác định được những đối thủ của mình là ai? Sau khi đó hãy tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quán của mình và đối thủ. Vì khi những quán cà phê có quá nhiều điểm tương đồng với nhau lúc đó khách hàng sẽ có xu hướng là “chọn đại”, thế nên sau khi biết được điều ấy hãy tạo ra những điểm nhấn riêng cho mình, chẳng hạn như menu thức uống độc đáo, concept trang trí quán mới lạ, hay quán có không gian riêng tư thích hợp cho những nhóm bạn tụ tập. Và đặc biệt phải nắm bắt được các trend hiện nay để không bị thụt lùi về sau so với đối thủ của mình.

Hãy đến đến thưởng thức cà phê hay nước uống của các đối thủ cạnh tranh để tìm ra được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, từ đó sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng quán của mình, việc phân tích và nắm rõ thị trường sẽ làm cho quán cà phê của mình sẽ hoàn thiện hơn. Cùng với đó hãy xây dựng thật nhiều chương trình ưu đãi và khuyến mãi cho khách hàng, vì kinh phí có hạn nên điều này sẽ làm ấn tượng đối với các bạn sinh viên, giúp họ quay trở lại quán nhiều lần hơn.

Chi tiết kế hoạch kinh doanh quán cà phê sinh viên.

Sau khi đã nghiên cứu thị trường xong, thì hãy bắt tay vào việc đưa ra một lộ trình xây dựng quán cà phê chi tiết, từ việc xác định nguồn vốn, thiết kế, thi công quán, chọn mặt bằng,…Trước hết hãy nên xác định được nguồn vốn và chuẩn bị những giấy tờ quan trọng.

2.1. Vốn đầu tư.

Mô hình quán cà phê sinh viên là mô hình quán cà phê bình dân, nên chi phí cũng khả rẻ so với những mô hình cà phê khác dự tính chi phí chỉ rơi vào khoảng 40 – 100 triệu đồng.

Đầu tiên đó chính là thuê mình bằng, các mặt bằng ở gần các khu trường đại học cũng khá đắt, thế nên bạn có thể tham khảo các hẻm gần đó thì chi phí sẽ giảm xuống khoảng chừng 7 – 15 triệu đồng/tháng, nhưng thường khi thuê mặt bằng thương phải cọc từ 3 – 6 tháng nên hãy chuẩn bị dư ra nhé.

Thứ hai đó chính là chi phí thi công, thiết kế quán, mua các vật dụng trang trí quán tầm 5 – 10 triệu, sửa sang lại quán tầm 7 – 8 triệu đồng.

Và phải mua những vật dụng cơ bản và cần thiết như, bàn, ghế, đèn, ly, muỗng,… các vật dụng pha cà phê như: phin, máy xay, tủ lạnh,…được ước tính khoảng từ 15 – 20 triệu đồng.

Chi phí mua nguyên vật liệu như, cà phê, hoa quả, sirup, đường, đá, sữa,… tuỳ vào menu của quán mà những nguyên vật liệu cần chuẩn bị sẽ khác nhau.

Mô hình quán cà phê sinh viên thường nhỏ, nên chỉ cần tầm 2 – 3 nhân viên, mức lương phải trả tầm 20 – 22 ngàn đồng/giờ, vậy phải chi tầm 6 – 9 triệu đồng/tháng cho nhân viên.

Ngoài ra hàng tháng phải trả các chi phí như điện, nước, wifi vì vậy nên có một khoản chi phí dự trù để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu.

2.2. Giấy tờ cần thiết.

Khi kinh doanh cần phải chuyển bị một số giấy tờ cơ bản để đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, khi có đầy đủ giấy phép thì hoạt động kinh doanh mới có thể bắt đầu một cách hợp pháp.

Xem Thêm: Thiết Kế Quán Cafe Nhỏ Đẹp Giá Rẻ, Độc Đáo Và Tính Nghệ Thuật Cao

Cách Kinh Doanh Cà Phê Hiệu Quả Với 8 Công Cụ Đắc Lực Cực Quý Báu

Lên menu cho quán.

Việc lên ý tưởng cho menu là một việc hết sức thiết thực và hãy xây dựng menu thật phong phú các món ngoài những nước phổ biến như: các món về cà phê, nước ép, sinh tố, đá xay,… thì nên làm những món ăn vặt: như bánh tráng, hạt hướng dương, khoai tây chiên, cá viên chiên,…Menu càng đa dạng thì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn và sẽ tiếp tục quay lại quán nhiều lần hơn. Từ đó sẽ tạo ra cho quán được một khách ổn định và hoạt động kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.

Lên menu chi tiết cho quán cà phê.
Lên menu chi tiết cho quán cà phê.

Tìm nhà cung cấp nguyên liệu thiết bị.

Kinh doanh quán cà phê sinh viên chỉ là một mô hình kinh doanh khá nhỏ, vì thế để tìm được một số cung cấp nguyên vật liệu số lượng ít khá lớn, bởi các nhà bán sỉ thường thì sẽ phải nhập với số lượng khá nên, nên các quán kinh doanh nhỏ lẻ sẽ thường cân nhắc mua nguyên vật liệu tại các cửa hàng hay các đại lý phân phối, để có được nguồn hàng thích hợp nhất.

Kế hoạch quảng cáo cho quán.

Thường thì những quán cà phê sinh viên không phải đầu tư cho việc chạy quảng cáo quá nhiều, mà hãy tập trung vào các chương trình khuyến mãi và giảm giá vì với tâm thế của sinh viên thì các chương trình như vậy sẽ có lợi cho họ vì điều kiện kinh phí không có nhiều, và hãy xây dựng nhiều combo nước uống và đồ ăn đều đó cũng tạo nên cho khách hàng tâm lý họ sẽ có lợi khi mua một combo thay vì mua lẻ từng sản phẩm. Thế nên không cần phải marketing quá rầm rộ mà những sinh viên thường sẽ lan truyền cho nhau những quán giá hời từ đó thu hút được nhiều khách hơn.

Xây dựng kế hoạch quảng cáo cho quán.
Xây dựng kế hoạch quảng cáo cho quán.

Lập kế hoạch để kinh doanh quán cà phê sinh viên thực sự rất cần thiết và quan trọng, khi đã có được mục tiêu rõ ràng thì chỉ cần theo đó mà xây dựng nên quán của mình, hy vọng qua những chia sẻ trên đã có bạn thêm được nhiều kiến thức hình dùng ra được quá trình kinh doanh, và khi có thể quyết tâm thì việc kinh doanh của bạn chắc chắn sẽ thành công.

Trả lời